Những sai lầm cần tránh khi làm bài thi TOEIC

Khi làm bài thi TOEIC, mặc dù đã ôn luyện rất kĩ nhưng kết quả bạn nhận được lại không như mong đợi, nguyên nhân của việc này rất có thể là do bạn đã mắc phải một số sai lầm cơ bản trong quá trình luyện tập. Và nếu muốn đạt điểm cao hơn, thành tích tốt hơn, hãy chú ý và tránh xa các sai lầm mà người học TOEIC thường gặp sau đây!

Chưa tìm hiểu kĩ cấu trúc và yêu cầu của bài thi TOEIC

Một trong những nguyên nhân dẫn đến điếm số thấp trong khi làm bài thi TOEIC của bạn có thể là do thí sinh chưa nắm vững yêu cầu của đề thi cũng như cấu trúc cơ bản. Dù trình độ tiếng Anh của bạn khá, nhưng nếu vẫn chưa nắm rõ yêu cầu từ đề thi, bạn cũng rất dễ lâm vào tình trạng “chới với” và bỏ lỡ nhiều câu dễ “ăn điểm”.

Nên nhớ, với bài thi TOEIC phần Reading và Listening, thí sinh sẽ làm bài thi bằng cách tô bút chì vào phiếu trả lời với tổng thời gian thi là 120 phút. Đề thi dạng trắc nghiệm với số lượng 200 câu chia đều cho cả hai phần.

Kĩ năng làm bài thi TOEIC
Nguyên nhân dẫn đến điếm số thấp trong bài thi TOEIC có thể là do bạn chưa nắm vững yêu cầu của đề thi

TOEIC là kì thi theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của người dùng trong môi trường làm việc quốc tế. Bên cạnh bài thi Nghe – Đọc mà nước ta đang sử dụng, rất nhiều nước trên thế giới cò áp dụng thêm cả bài thi Nói – Viết (TOEIC mới), cho phép đánh giá toàn diện 4 kỹ năng ngoại ngữ của người học.

Làm bài thi TOEIC một cách máy móc, thuộc lòng

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân tại sao có một từ vựng rất quen thường hay xuất hiện mà mãi mình chả thể nhớ nổi nghĩa? Hay mình giải rất nhiều đề rồi mà điểm số vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu? Đơn giản là vì bạn học nhồi nhét quá nhiều thứ cùng một lúc mà không ôn lại.

mẹo làm bài thi TOEIC

Để nhớ được nhiều kiến thức, bạn nên kiểm tra và xem lại những gì mình đã học, đặc biệt là những lỗi sai. Bên cạnh đó, bạn có thể dành riêng một quyển sổ tay để ghi chép những lỗi sai, những từ vựng quan trọng thường gặp, những mẹo làm bài thi TOEIC và thường xuyên lấy ra xem lại.

Không kiểm tra lại các kiến thức sau khi đã học

Một sai lầm nữa các thí sinh khi luyện thi TOEIC thường mắc phải là không dành thời gian kiểm tra định kì. Có thể bạn nghĩ rằng dành thời gian cho việc học thêm các kiến thức mới thì sẽ có ích hơn “review” lại các kiến thức cũ. Tuy nhiên, học thêm cái mới mà lại quên cái cũ thì vốn kiến thức của bạn chẳng khác gì “giậm chân tại chỗ”.

TOEIC TEST
Để nhớ được nhiều kiến thức, bạn nên kiểm tra và xem lại những gì mình đã học, đặc biệt là những lỗi sai.

Thay vì thế, bạn có thể cân đối lại thời gian hơn cho cả hai phần kiến thức mới - cũ. Học từ mới ít lại và dành thêm nhiều thời gian hơn để ôn các kiến thức cũ. Có như vậy trình độ tiếng Anh TOEIC của bạn mới vững chắc và mau chóng cải thiện.

Không chú trọng tìm hiểu, mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực

Môi trường giao tiếp, làm việc quốc tế vốn luân phiên chuyển động và cập nhật những từ vựng, trí thức mới mỗi ngày. Vì vậy kiến thức mà bạn thường gặp trong các sách luyện thi TOEIC chỉ là một phần nhỏ, không phải toàn bộ kiến thức mà bài thi TOEIC đang muốn kiểm tra bạn. Bài thi TOEIC đòi hỏi ở thí sinh nhiều hơn thế, cụ thể là các kiến thức ngoài sách vở, những hiểu biết về văn hóa - xã hội, con người...

Nếu muốn sử dụng tốt tiếng Anh trong môi trường giao tiếp quốc tế, bạn không chỉ có học trong sách vở mà còn nên tìm hiểu thêm các kiến thức từ bên ngoài xã hội. Những cách mở rộng tri thức mà bạn có thể tham khảo là:

Bài thi TOEIC
TOEIC là kì thi theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của người dùng trong môi trường làm việc quốc tế

- Đọc thêm các bài viết, tin tức liên quan tới chủ đề bạn học được. Ví dụ bài Reading bạn vừa học liên quan đến quy trình sản xuất, mua bán hàng hóa, hãy tìm đọc thêm các bài viết bằng tiếng Anh liên quan đến chủ đề này và để học thêm các từ vựng mới.

- Nghe hoặc xem thêm các video, audio về chủ đề đó.

- Đọc, xem thêm các thông tin về các chủ đề liên quan khác mà bạn thích. Luyện phát âm tiếng Anh nhiều để các giác quan của bạn nhạy với ngoại ngữ hơn

- Tìm hiểu các văn hóa, ứng xử trong môi trường giao tiếp quốc tế.